Khái niệm “thực dưỡng” ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng không phải ai cũng hiểu về chế độ ăn thực dưỡng này. Do đó, hôm nay, hãy cùng Hoàng Gia đi tìm hiểu về ăn thực dưỡng là gì và thực đơn thực dưỡng 1 tuần trong bài viết dưới đây nhé.
Ăn thực dưỡng là gì?
Nguồn gốc của chế độ ăn thực dưỡng
Vào thời Hy Lạp Cổ đại, con người đã sử dụng thuật ngữ "Đời sống lớn" (macrobiotic) để chỉ một phương pháp dưỡng sinh tự nhiên và giúp kéo dài tuổi xuân. Năm 1796, bác sĩ người Đức mang tên Christoph Wilhelm Hufeland sau khi biết đến loại phương pháp này, đã ngợi ca một cuộc sống lành mạnh và một chế độ ăn uống thích hợp, gọi tên theo cách mới là Makrobiotik. Georges Ohsawa đến từ Nhật Bản đã mượn tên này để "tây phương hóa" nghệ thuật Tân Dưỡng Sinh mà ông truyền bá, từ đó cái tên “thực dưỡng” ra đời.
Khái niệm về ăn thực dưỡng là gì?
“Thực” có nghĩa là “thực phẩm”, “dưỡng” có nghĩa là “dinh dưỡng” cho cơ thể. Và ăn thực dưỡng chính là chế độ ăn dựa trên các nguyên tắc của đông y cổ truyền kết hợp với thuyêt âm dương tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Điểm nhấn của chế độ ăn thực dưỡng chính là xác định tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khỏe và các thực phẩm tươi ngon, nguyên chất, có nguồn gốc từ thực vật và chế biến theo cách đơn giản.
Nguyên tắc của ăn thực dưỡng là gì?
Nguyên tắc cân bằng âm dương:
Ở học thuyết âm dương thì mọi sự vật hay hiện tượng trong vũ trụ đều được cấu tạo từ hai yếu tố “âm” và “dương”. Trong đó, ‘Âm” chính là biểu tượng cho đặc tính của thụ động, lạnh, mềm và ẩm. Đối với “Dương” thì là biểu tượng cho đặc trưng của tính chủ động, nóng, cứng và khô.
Vì thế, chế độ ăn thực dưỡng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống thực phẩm mang tính cân bằng trong học thuyết âm dương nhằm mục đích duy trì sức khỏe và đảm bảo một cuộc sống lành mạnh.
Nguyên tắc ăn uống theo mùa trong năm:
Một năm sẽ được chia ra thành 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đối với mỗi mùa sẽ có một kiểu thời tiết khác nhau, và các loại cây trồng cũng sẽ được trồng theo mùa vụ thích hợp với điều kiện thời tiết vào thời điểm ấy.
Vì vậy, khi thực phẩm được thu hoạch theo mùa sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị sẽ ngon hơn và quan trọng là tốt cho sức khỏe. Vì thế, chế độ ăn thực dưỡng luôn khuyến khích ăn uống các thực phẩm theo mùa để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng của chúng mang lại.
Nguyên tắc kết hợp các thực phẩm:
Với nguyên tắc kết hợp các thực phẩm có đặc điểm tương đồng nhằm tạo ra sự cân bằng và hài hòa là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong chế độ ăn thực dưỡng. Một ví dụ như: gạo lứt nên kết hợp với các loại ngũ cốc nguyên hạt tạo nên món ăn gạo lứt ngũ cốc dinh dưỡng, hay các loại rau củ có thể kết hợp với rong biển giúp món ăn trở nên hài hòa về mặt dinh dưỡng.
Gợi ý thực đơn thực dưỡng 1 tuần cho người mới bắt đầu
Vậy là chúng ta đã biết “ăn thực dưỡng là gì?”, sau đây, Hoàng Gia sẽ gợi ý cho các bạn thực đơn thực dưỡng trong 1 tuần dành cho người mới bắt đầu.
Chế độ ăn thực dưỡng tập trung vào các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạt, hạt giống, đậu hạt và các nguồn chất đạm như cá, thịt gà. Ngoài ra, khi bạn áp dụng chế độ ăn thực dưỡng thì cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh luyện, thức ăn nhanh và thức ăn chế biến công nghiệp.
Dưới đây là gợi ý thực đơn thực dưỡng 1 tuần cho người mới bắt đầu:
Ngày 1:
- Bữa sáng: Cháo yến mạch với hạt chia, hạt điều và trái cây tươi.
- Bữa trưa: Salad rau xanh với thịt gà hoặc cá hồi, quả bơ và hạt hướng dương.
- Bữa tối: Tôm nướng hoặc cá hấp, cơm lứt và rau xanh hấp.
Ngày 2:
- Bữa sáng: Smoothie chứa hoa quả tươi, hạt hướng dương và sữa hạnh nhân.
- Bữa trưa: Mì gạo lứt xào rau củ và thịt gà hoặc tôm.
- Bữa tối: Canh chua chay với rau sống và cơm lứt.
Ngày 3:
- Bữa sáng: Bánh mỳ lúa mạch nướng, bơ hạt mỡ, trái cây tươi và nước cam tự nhiên.
- Bữa trưa: Salad cà rốt và hạt điều với thịt băm và vinaigrette hạt mỡ.
- Bữa tối: Cá basa hấp với nước tương, rau xanh hấp và cơm lứt.
Ngày 4:
- Bữa sáng: Bánh mỳ nguyên hạt nướng với kem hạnh nhân và trái cây tươi.
- Bữa trưa: Gỏi cuốn chay với tương chấm đậu phộng và nước mắm.
- Bữa tối: Thịt gà nướng, rau xanh hấp và cơm lứt.
Ngày 5:
- Bữa sáng: Bột yến mạch chia với hạt hướng dương, quả mọng và sữa hạnh nhân.
- Bữa trưa: Bún chay với nước dùng rau củ và rau sống.
- Bữa tối: Cá hồi nướng, rau xanh hấp và cơm lứt.
Ngày 6:
- Bữa sáng: Bánh mỳ lúa mạch nướng với hạt điều và hành tây.
- Bữa trưa: Salat cải xanh và quả bơ với hạt chia và thịt gà hoặc tôm.
- Bữa tối: Rau bina hấp, cơm lứt và nấm xào.
Ngày 7:
- Bữa sáng: Smoothie chứa hoa quả tươi, hạt hướng dương và sữa hạnh nhân.
- Bữa trưa: Bánh mỳ sandwich chứa rau sống, hành tây, quả bơ và thịt gà hoặc cá.
- Bữa tối: Canh rau chay với đậu hũ và cơm lứt.
Xem thêm: